Ghi nhận tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trong khung giờ cao điểm sáng nay (16/11), dù là thời điểm người dân đi làm nhưng sảnh nhà ga vắng vẻ không có khách qua lại.
Anh Mai Văn Hoàng (Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, khoảng một tuần đầu khi đường sắt đi vào vận hành, người dân sinh sống và làm việc dọc tuyến đường sắt đô thị này sử dụng tàu để đi làm khá đông nhưng hai hôm nay lại thưa dần…
Chia sẻ về lý do chưa chọn đi tàu, chị Nguyễn Thị Thoan (Dương Nội, Hà Đông) nhà ở cách ga La Khê hơn 700 mét nêu thực tế, nếu chọn tàu Cát Linh – Hà Đông làm phương tiện đi làm buộc chị phải tìm được chỗ gửi xe máy sẽ mất thời gian. Mặt khác, thời điểm này ở Hà Nội mỗi ngày đang phát sinh hàng chục ca F0 trong cộng đồng nên chưa yên tâm để tham gia dịch vụ công cộng.
Anh Nguyễn Văn Thiện (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), cựu sinh viên ngành Đường sắt đô thị (Trường ĐH Giao thông vận tải) chọn đi tàu trên cao vì tàu chạy đúng giờ, hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tàu chạy vẫn còn như “ngôi sao cô đơn” vì các tuyến xe công cộng chưa có kết nối, nhiều người muốn đi tàu phải tìm chỗ gửi xe máy tạo cảm giác không thuận tiện.
|
Hình ảnh tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông) trong khung giờ cao điểm sáng nay |
|
Nếu như những ngày đầu, các toa tàu luôn trong tình trạng chật kín hành khách thì nay chỉ khoảng hơn chục người/ một toa. Tại mỗi nhà ga, lác đác vài hành khách lên tàu. |
|
Đến 10h trưa, lượng hành khách đi tàu tăng hơn. Ghi nhận tại ga Cát Linh (Đống Đa), người dân xếp hàng khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt |
|
Hành khách đi tàu chủ yếu là người già, trẻ em và các bạn trẻ |
|
Một nhân viên đảm bảo an toàn tại ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông chia sẻ, lượng hành khách đi tàu vào hai ngày cuối tuần đông hơn rất nhiều so với ngày trong tuần. |
|
Nhân viên trông giữ xe tại ga Cát Linh (Đống Đa) cũng cho biết, nếu như hai ngày cuối tuần bãi trông xe miễn phí này có khoảng 4.000 xe máy gửi, thì ngày trong tuần chỉ có vài trăm đến một nghìn xe. |